Ảnh hưởng của chất thải rắn tới môi trường và cộng đồng
Ảnh hưởng của chất thải rắn đến sức khoẻ cộng đồng
Một trong những dạng chất thải nguy hại xem là ảnh hưởng đến
sức khỏe của con người và môi trường là các chất hữu cơ bền. Những hợp chất này
vô cùng bền vững, tồn tại lâu trong môi trường, có khả năng tích lũy sinh học
trong nông sản phẩm, thực phẩm, trong các nguồn nước mô mỡ của động vật gây ra
hàng loạt các bệnh nguy hiểm đối với con người, phổ biến nhất là ung thư. Đặc
biệt, các chất hữu cơ trên được tận dụng nhiều trong trong đời sống hàng ngày của
con người ở các dạng dầu thải trong các thiết bị điện trong gia đình, các thiết
bị ngành điện như máy biến thế, tụ điện, đèn huỳnh quang, dầu chịu nhiệt, dầu
chế biến, chất làm mát trong truyền nhiệt...Theo đánh giá của các chuyên gia,
các loại chất thải nguy hại ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng nghiêm trọng nhất
là đối với khu dân cư khu vực làng nghề, gần khu công nghiệp, bãi chôn lấp chất
thải và vùng nông thôn ô nhiễm môi trường do chất thải rắn cũng đã đến mức báo
động.
Hiện kết quả phân tích mẫu đất, nước, không khí đều tìm thấy
sự tồn tại của các hợp chất hữu cơ trên. Cho đến nay, tác hại nghiêm trọng của
chúng đã thể hiện rõ qua những hình ảnh các em bé bị dị dạng, số lượng những bệnh
nhân bị bệnh tim mạch, rối loạn thần kinh, bệnh đau mắt, bệnh đường hô hấp, bệnh
ngoài da... Do chất thải rắn gây ra và đặc biệt là những căn bệnh ung thư ngày
càng gia tăng mà việc chuẩn đoán cũng như xác định phương pháp điều trị rất khó
khăn. Điều đáng lo ngại là hầu hết các chất thải rắn nguy hại đều rất khó phân
hủy. Nếu nhiệt độ lò đốt không đạt từ 800oC trở lên thì các chất này không phân
hủy hết. Ngoài ra, sau khi đốt, chất thải cần được làm lạnh nhanh, nếu không
các chất lại tiếp tục liên kết với nhau tạo ra chất hữu cơ bền, thậm chí còn
sinh ra khí dioxin cực độc thoát vào môi trường.
. Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường đất
- Đất bị ô nhiễm bởi các nguyên nhân chủ yếu sau:
+ Do thải vào đất một khối lượng lớn chất thải công nghiệp
như xỉ than, khai kháng, hóa chất… Các chất ô nhiễm không khí lắng đọng trên bề
mặt sẽ gây ô nhiễm đất, tác động đến các hệ sinh thái đất.
+ Do thải ra mặt đất những rác thải sinh hoạt, các chất thải
của quá trình xử lý nước.
+ Do dùng phân hữu cơ trong nông nghiệp chưa qua xử lý các mầm
bệnh ký sinh trùng, vi khuẩn đường ruột… đã gây ra các bệnh truyền từ đất cho
cây sau đó sang người và động vật…
- Chất thải rắn vứt bừa bãi ra đất hoặc chôn lấp vào đất chứa
các chất hữu cơ khó phân huỷ làm thay đổi pH của đất.
- Rác còn là nơi sinh sống của các loài côn trùng, gặm nhấm,
vi khuẩn, nấm mốc... những loài này di động mang các vi trùng gây bệnh truyền
nhiễm cộng đồng.
- Chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động sản xuất công
nghiệp, nông nghiệp khi đưa vào môi trường đất sẽ làm thay đổi thành phần cấp hạt,
tăng độ chặt, giảm tính thấm nước, giảm lượng mùn, làm mất cân bằng dinh dưỡng...
làm cho đất bị chai cứng không còn khả năng sản xuất.Tóm lại rác thải sinh hoạt
là nguyên nhân gây ô nhiễm đất.
Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường nước
- Nước ngấm xuống đất từ các chất thải được chôn lấp, các hố
phân, nước làm lạnh tro xỉ, làm ô nhiễm nước ngầm.
- Nước chảy khi mưa to qua các bãi chôn lấp, các hố phân, chảy
vào các mương, rãnh, ao, hồ, sông, suối làm ô nhiễm nước mặt.
Nước này chứa các vi trùng gây bệnh, các kim loại nặng, các
chất hữu cơ, các muối vô cơ hoà tan vượt quá tiêu chuẩn môi trường nhiều lần.
. Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường không khí
- Rác thải hữu cơ phân hủy tạo ra mùi và các khí độc hại như
CH4, CO2, NH3,... gây ô nhiễm môi trường không khí.
- Khí thoát ra từ các hố hoặc chất làm phân, chất thải chôn
lấp chứa rác chứa CH4, H2S, CO2, NH3, các khí độc hại hữu cơ...
- Khí sinh ra từ quá trình thu gom, vận chuyển, chôn lấp rác
chứa các vi trùng, các chất độc lẫn trong rác.
Chất thải rắn làm giảm
mỹ quan đô thị
Chất thải rắn, đặc biệt là chất thải rắn sinh hoạt nếu không
được thu gom, vận chuyển, xử lý sẽ làm giảm mỹ quan đô thị. Nguyên nhân của hiện
tượng này là do ý thức của người dân chưa cao. Tình trạng người dân vứt rác bừa
bãi ra lòng lề đường và mương rãnh hở vẫn còn phổ biến gây ô nhiễm nguồn nước
và ngập úng khi mưa.
Đống rác là nơi sinh sống và cư trú của nhiều loài côn trùng
gây bệnh
Việt Nam đang đối mặt nhiều nguy cơ lây lan bệnh truyền nhiễm,
gây dịch nguy hiểm do môi trường đang bị ô nhiễm cả đất, nước và không khí. Chất
thải rắn đã ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cộng đồng, nghiêm trọng nhất là đối
với dân cư khu vực làng nghề, gần khu công nghiệp, bãi chôn lấp chất thải và
vùng nông thôn ô nhiễm chất thải rắn đã đến mức báo động. Nhiều bệnh như đau mắt,
bệnh đường hô hấp, bệnh ngoài da, tiêu chảy, dịch tả, thương hàn,…do loại chất
thải rắn gây ra. Hậu quả của tình trạng rác thải sinh hoạt đổ bừa bãi ở các gốc
cây, đầu đường, góc hẻm, các dòng sông, lòng hồ hoặc rác thải lộ thiên mà không
được xử lý, đây sẽ là nơi nuôi dưỡng ruồi nhặng, chuột,… là nguyên nhân lây
truyền mầm bệnh, gây mất mỹ quan môi trường xung quanh. Rác thải hữu cơ phân hủy
tạo ra mùi và các khí độc hại như CH4, CO2, NH3,... gây ô nhiễm môi trường
không khí. Nước thải ra từ các bãi rác ngấm xuống đất, nước mặt và đặc biệt là
nguồn nước ngầm gây ô nhiễm nghiêm trọng. Các bãi chôn lấp rác còn là nơi phát
sinh các bệnh truyền nhiễm như tả, lỵ, thương hàn...Còn đối với loại hình công
việc tiếp xúc trực tiếp với các loại chất thải rắn, bùn cặn (kim loại nặng, hữu
cơ tổng hợp, thuốc bảo vệ thực vật, chứa vi sinh vật gây hại...) sẽ gây nguy hại
cho da hoặc qua đường hô hấp gây các bệnh về đường hô hấp. Một số chất còn thấm
qua mô mỡ đi vào cơ thể gây tổn thương, rối loạn chức năng, suy nhược cơ thể,
gây ung thư
0 nhận xét:
Đăng nhận xét