Những lợi ích mang lại từ việc phát triển công nghiệp tái chế
Ngành công nghiệp tái chế trong tương lai góp phần tiết kiệm
tài nguyên rừng, sắt thép, nhựa, tạo ra năng lượng tái tạo, giải quyết việc làm
cho hàng ngàn lao động
Việc tái chế rác sinh hoạt, công nghiệp, y tế… từ các nguồn
trên cả nước hiện đang được thực hiện bởi những cơ sở nhỏ lẻ, phân tán, công
nghệ xử lý lạc hậu; hầu hết không có hệ thống xử lý nước thải, xử lý khí thải.
Các cơ sở này chủ yếu nằm xen lẫn trong khu dân cư, gây ô nhiễm không khí, đất
và nguồn nước trong môi trường.
Giải quyết bài toán thiếu hụt tài nguyên :
Nguyên liệu sản xuất giấy chủ yếu lấy từ gỗ rừng trồng. Để sản
xuất 1 tấn bột giấy, chúng ta cần khai thác từ 2,8-3 m3 gỗ cây keo lai và thời
gian trồng có thể khai thác mất 5-7 năm. Do gỗ khai thác từ rừng trồng hạn chế,
trong mấy năm gần đây ngành sản xuất giấy Việt Nam đã dùng giấy phế liệu thay
thế gỗ cây keo lai. Tuy nhiên, giấy phế liệu ở Việt Nam hiện mới đáp ứng được
20% nhu cầu nguyên liệu cho ngành sản xuất giấy, số còn lại phải nhập khẩu
Ngành phế liệu hiện không đáp ứng đủ nhu cầu cho các nhà máy
tái chế giấy trong nước do việc thu mua phế liệu mang tính tự phát từ các vựa
ve chai. Việt Nam chưa hình thành ngành thu gom các loại phế liệu một cách
chuyên nghiệp như các nước. Ngành công nghiệp tái chế trong tương lai sẽ góp phần
tiết kiệm tài nguyên rừng, sắt thép, nhựa; tạo ra năng lượng tái tạo, giải quyết
việc làm cho hàng ngàn lao động.
Những khó khan trong việc phát triển công nghiệp tái chế :
Do không đủ nguồn nguyên liệu cho tái chế. Phế liệu chủ yếu
từ các vựa ve chai nhỏ lẻ nằm rải rác trong khu dân cư, các doanh nghiệp tái chế
cũng có hệ thống thu gom riêng nhưng không thể đủ phế liệu. Hệ thống thu gom phế
liệu của nước ta còn nhỏ lẻ, manh mún, tự phát, chưa được tổ chức quy mô lớn
như các nước tiên tiến. Việc thu gom phế liệu mạnh ai nấy làm, mỗi cơ sở, mỗi
chủ vựa phân loại phế liệu theo kiểu của mình, không theo một chuẩn nào. Do đó
bài toán cho nguồn nguyên liệu của ngành tái chế vẫn chưa có lời giải.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét