Công nghệ chuyển hóa dầu nhớt thải thành dầu nguyên liệu
1. GIỚI THIỆU
CÔNG NGHỆ
WO2F là quy trình công nghệ chuyển hoá dầu nhớt thải thành dầuđốt lò (FO) và diesel được nghiên cứu và phát triển bởi NCStech, trên cơ sở kế
thừa các kỹ thuật Cracking nhớt cặn truyền thống và kết hợp với ứng dụng xúc
tác cho hiệu quả chuyển hoá cao.Công nghệ đáp ứng hoàn toàn Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về tái chế dầu thải (QCVN 56:2013/BTNMT) của Bộ tài nguyên và Môi trường.
So với các quy trình thực tế hiện nay, WO2F nổi trội hơn bởi
các ưu điểm sau đây:
Chi phí năng lượng thấp hơn: Nhờ thiết kế đặc biệt của lò phản
ứng giúp tăng cường hiệu quả cấp nhiệt cho quá trình cracking và tái sử sử dụng
khí gas từ công nghệ.
Đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về khí thải: Lò đốt sử dụng hệ
thống buồng đốt thế hệ mới với bét đốt sử dụng dầu Diesel và khí gas. Khói thải
được xử lý đáp ứng tiêu chuẩn cột A trước khi thải ra môi trường.
Chất lượng sản phẩm tốt hơn: Dưới tác dụng của chất xúc tác
giúp tăng cường quá trình Cracking ở giai đoạn thứ cấp dẫn đến sản phẩm có độ
nhớt loãng hơn, màu sắc và mùi cũng tốt hơn so với các công nghệ khác.
Hiệu suất cao hơn: Do quá trình có sử dụng chất xúc tác nên
hiệu suất luôn đạt mức > 75% (các lò cất thủ công chỉ đạt tối đa 70%).
Hệ thống điều khiển hiện đại giúp vận hành đơn giản: Hệ thống
sử dụng hệ thống điều khiển SCADA hiện đại, giúp theo dõi và điều khiển hệ thống
hoàn toàn trên máy tính.
Tính linh hoạt cao, dễ dàng vệ sinh bảo dưỡng: Với thiết kế
có tính linh hoạt cao giúp dễ dàng thay đổi các chế độ vận hành trong phạm rộng
phù hợp với các nhu cầu khác nhau của người vận hành. Thiết kế thuận lợi cho
quá trình vệ sinh và bão dưỡng lò.
An toàn hơn: Quy trình hoàn toàn khép kín với mức độ an toàn
được cảnh báo 2 cấp bằng đèn, còi và van an toàn.
Giai đoạn 1: Tách nước và tạp chất bằng phương pháp đông tụ
Dầu nhớt thải sau khi được thu gom về nhà máy sẽ được bơm
vào bình phản ứng đông tụ và được gia nhiệt đến 80oC, tại đây sẽ diễn ra phản ứng
đông tụ các tạp chất có trong dầu nhớt thải giúp cho quá trình phân tách xảy ra
dễ dàng hơn.
Dầu nhớt thải sau khi phản ứng với hoá chất đông tụ sẽ được
bơm vào các bình lắng hình trụ đứng để lắng tách các tạp chất như cặn và nước.
Quá trình này diễn ra ít nhất trong 48 giờ.
- Giai đoạn 2: Chưng cất phân tách các phân đoạn nhẹ (xăng
và diesel)
Sau khi được lắng tách các tạp chất, dầu thải được bơm vào
thiết bị chưng cất và tiến hành chưng cất phân tách các phân đoạn nhẹ như xăng
và diesel ở vùng nhiệt độ đến 280oC tại áp suất chân không khoảng 60-65 cmHg.
- Giai đoạn 3: Chưng cất chân không sâu để thu hồi dầu gốc
Kết thúc quá trình tách phân đoạn nhẹ, áp suất chân không sẽ
được tăng lên mức 74-76 cmHg và nhiệt độ cũng được tăng dần đến khi đạt
360-370oC. Dầu gốc sẽ được thu hồi trong giai đoạn này là SN300 hoặc có thể
phân tách thành hai loại SN150 và SN500 tuỳ thuộc vào mục đích của quá trình.
- Giai đoạn 4: Xử lý mùi và màu cho sản phẩm dầu gốc sau
chưng cất
Sản phẩm dầu gốc sau khi thu hồi từ quá trình chưng cất thường
có mùi và tính ổn định oxi hoá kém, do đó nó cần được khử mùi bằng kỹ thuật
Stripping với hơi nước và nâng cao tính bền oxi hoá bằng cách lọc qua đất sét
hoạt tính (bentonite). Sản phẩm dầu gốc sau khi xử lý được bơm vào bồn tồn trữ
để xuất bán hay pha chế thành các sản phẩm dầu nhờn.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét