Thứ Ba, 10 tháng 1, 2017

Những khó khăn trong việc xử lí chất thải điện từ

Những khó khăn trong việc xử lí chất thải điện từ

Những năm gần đây, ngành công nghiệp công nghệ thông tin ở Việt Nam đã có những bước tăng trưởng mạnh mẽ, cùng với sự gia tăng nhanh chóng về số lượng, chất thải điện tử đã mở ra tiềm năng cho thị trường tái chế tại Việt Nam. Tuy nhiên, khi ngành công nghiệp tái chế rác thải không được đầu tư song hành với sự phát triển công nghệ đã và đang để lại những hiểm họa môi trường không thể lường hết…
Chất thải công nghiệp điện tử (WES) bao gồm vụn kim loại, dây dẫn điện, bản mạch in hỏng, linh kiện hỏng, chất thải hàn... Theo kết quả điều tra, ước tính tổng lượng chất thải công nghiệp điện tử trên toàn lãnh thổ Việt Nam là khoảng 1.630 tấn/năm, trong đó: Khu vực kinh tế trọng điểm phía Bắc khoảng 1.370 tấn/năm (chủ yếu là bùn thải), chiếm khoảng 84% tổng lượng WES của cả nước; Khu vực kinh tế trọng điểm miền Trung khoảng 6 - 7 tấn/năm, chiếm khoảng 0,4% tổng lượng WES của cả nước. Lượng chất thải này chủ yếu phát sinh từ các cơ sở sửa chữa và kinh doanh sản phẩm điện tử.

 Hiện, việc xử lý đồ điện và điện tử thải bỏ ở Việt Nam chủ yếu thực hiện tại cơ sở tư nhân. Những thiết bị này thường được tháo dỡ bằng cách đốt, phân tách và giữ lại những linh kiện có giá trị, sau đó chuyển tới các cơ sở tái chế, lắp ráp một cách tự phát. Đây là một trong những nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng tới môi trường và sức khỏe của người dân.
Hơn nữa hệ thống cơ sở hạ tầng và công nghệ tái chế đạt chuẩn ở Việt Nam còn rất hạn chế.
Ngoài ra, tất cả các cơ sở khảo sát đều than phiền về chi phí tái chế cao và thiếu sự hỗ trợ từ các cơ quan quản lý khiến cho hoạt động tái chế hiện nay không mang lại lợi nhuận. Hoạt động tái chế không chính thức ở Việt Nam đang ngày càng gây áp lực cho doanh nghiệp công nghệ thông tin trong việc triển khai và xây dựng hệ thống thu gom chính thức.
2. Các công nghệ tái chế chất thải điện tử

Theo tính chất của vật liệu, các thiết bị điện, điện tử gia dụng thải được phân thành hai nhóm, đó là: các loại thiết bị như tủ lạnh, máy giặt, điều hòa không khí... và ti vi, màn hình máy tính. Quy trình công nghệ tái chế các loại thiết bị này bao gồm các bước cơ bản sau: Tiền xử lý tháo dỡ các phần chính; Cắt, nghiền làm giảm kích thước; và Phân tách, thu hồi các thành phần vật liệu.

Theo Trung tâm tái chế Yongin - Hàn Quốc, quy trình tái chế tủ lạnh, điều hòa nhiệt độ, máy giặt được tóm tắt thành 4 công đoạn: Phân loại và tháo dỡ bằng tay; Cắt nghiền phần thân thiết bị; Tách và thu hồi urethane; và Phân tách thu hồi kim loại và các vật liệu phi kim.

Thiết bị điện, điện tử thải được thu gom và vận chuyển đến trung tâm tái chế, được phân loại theo kích cỡ và đưa sang công đoạn tháo dỡ bằng tay. Trong quá trình tháo dỡ, lốc máy nén, máy biến thế được tháo rời ra khỏi phần thân máy; chất làm lạnh (CFC R12), dầu máy của lốc máy nén được hút ra và cho vào thù ng chứa. Phần thân tủ lạnh được đưa sang công đoạn cắt nghiền hai bậc, làm giảm kích thước lớn hơn 70 mm sau cắt nghiền bậc thứ nhất và lớn hơn 30 mm sau cắt nghiền bậc hai. Công đoạ n này phá t sinh ra bụ i polyurethane và được thu gom bằng lọc túi.

Vật liệu sau khi cắt vụn được đưa sang tách từ để phân tách các vật liệu có từ tính và không có từ tính. Phần từ tính có chứa thành phần chủ yếu là sắt, được phân tách và thu hồi. Phần không có từ tính được đưa qua thiết bị phân tách khí theo trọng lượng nhằm phân tách riêng các hạt polyurethane ở pha nhẹ và các kim loại màu ở pha nặng. Hạt polyurethane ở pha nhẹ được thu hồi bằng lọc túi. Phần kim loại màu được cắt nghiền đến kích cỡ 5 - 8 mm. Qua hai lần phân tách bằng trọng lượng, các hạt plastic, nhôm và đồng được tách ra khỏi hỗn hợp và thu gom riêng. Polyurethane và plastic có thể xử lý bằng phương pháp đốt hoặc được sử dụng làm nhiên liệu phụ cung cấp năng lượng cho các nhà máy xi măng.

Đối với quy trình tái chế ti vi và màn hình má y tính CRT tại Trung tâm tá i chế Narae - Hàn Quốc, ti vi, màn hình máy tính thu gom về được tháo dỡ bằng tay và phân tách riêng bóng đèn hình CRTs, bo mạch in, nhựa, sắt vụn. Nhựa chủ yếu là polystyrene chịu nén (HIP) và một phần nhỏ acrylonitrile butadiene styrene (ABS), được tái chế sau khi nấu chảy, chiết tách và nghiền nhỏ.


Quá trình tái chế CRTs bao gồm các công đoạn: cắt, nghiền, loại bỏ lớp phủ màn hình, nén ép, rửa và thu hồi thủ y tinh vụn. CRTs được cắ t và phân riêng thành hai phần: thủy tinh màn hình đượ c dùng trực tiếp làm nguyên liệu thô cho sản xuất CRT mới, còn thủy tinh đèn hình chứa chì được xử lý chì trước khi tái sinh lại. Hiện nay có rất nhiều kỹ thuật cắt rời màn hình ra khỏi đèn hình như sử dụng dây cắt nhiệt độ cao, cưa bằng kim cương, tia laser... Đồng thời, cũng có rất nhiều phương pháp loại bỏ lớp phủ bề mặt đèn hình và màn hình như: hút rửa, rửa áp suất cao, rửa trống, rửa bằng axit-bazơ.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét